Trang chủ » Bài 7: Insert dữ liệu trong MongoDB

Bài 7: Insert dữ liệu trong MongoDB

Tác giả:
Đánh giá bài đăng
0
74

Tiếp tục với series, sau khi chúng ta đã tương tác được với collection (create delete) rồi, thì tiếp tục bài này mình sẽ hướng dẫn mọi người thêm mới các dữ liệu vào trong MongoDB.

1,  Thêm mới dữ liệu vào trong MongoDB.

-MongoDB đã cung cấp cho chúng ta 3 phương thức để thực hiện việc thêm mới dữ liệu vào trong collection. Bao gồm các phương thức sau:

  • insert
  • insertOne
  • inserMany

Insert

-Phương thức insert trong MongoDB dùng để thêm mới một hoặc nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

Cú pháp

db.conlectionName.insert(data)

Trong đó:

  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data có thể là 1 object chứa các trường và giá trị của nó hoặc cũng có thẻ là một mảng đối tượng (nếu như bạn muốn thêm nhiều bản ghi trên một lần khai báo).

VD1: Thêm mới một dữ liệu vào collection có tên là admin.

db.admin.insert({
  name: "Vu Thanh Tai",
  password: "admin",
  email: "[email protected]"
})

Nếu như nInserted trả về là 1 tương đương với việc bạn đã thêm thành công một bản ghi vào trong MongoDB . Ứng với ví dụ trên thì có nghĩa là chúng ta đã thêm thành công dữ liệu.

VD2: Thêm mới nhiều dữ liệu vào collection có tên là admin.

db.admin.insert([
  {
    name: "Vu Thanh Tai",
    password: "admin",
    email: "[email protected]"
  },
  {
    name: "administrator",
    password: "admin123",
    email: "[email protected]"
  }
])

Với ví dụ này nếu như tham số nInserted trả về có giá trị là 2 thì tức nào dữ liệu bạn đã thêm thành công.

insertOne

-Phương thức insertOne trong MongoDB có tác dụng cho phép chúng ta insert một dữ liệu vào trong MongoDB trên một lần khai báo.

Cú Pháp:

db.collectionName.insertOne(data)

Trong đó:

  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data là một obejct chứa dữ liệu chúng ta cần thêm vào.

VD3: Thêm mới một dữ liệu vào trong MongoDB.

db.admin.insertOne({
  name: "Vu Thanh Tai",
  password: "admin",
  email: "[email protected]"
})

-Nếu như thêm thành công thì hệ thống sẽ trả về cho chúng ta _id của dữ liệu vừa được thêm.

inserMany

-Phương thức insertMany cho phép chúng ta thêm mới nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

Cú Pháp:

db.collectionName.insertMany(data)
  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data là một mảng obejct chứa dữ liệu chúng ta cần thêm vào.

 VD4: Thêm nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

db.admin.insertMany([
  {
    name: "Vu Thanh Tai",
    password: "admin",
    email: "[email protected]"
  },
  {
    name: "administrator",
    password: "admin123",
    email: "[email protected]"
  }
])

Nếu như thành công thì nó sẽ trả về _id của các dữ liệu vừa được thêm.

2, Chú ý.

-Với cả ba phương thức trên nếu như collectionName của chúng ta chưa tồn tại trong hệ thống thì mặc định MongoDB sẽ tự động thêm mới và đồng thời insert dữ liệu luôn.

VD: Giả sử trong hệ thống của bạn chưa tồn tại collection posts mà bạn thực hiện câu lệnh insert dữ liệu vào trong collection posts thì câu lệnh đó sẽ thực hiện tạo collection posts và thêm dữ liệu vào trong collection đó.

-Vì vậy, mọi người phải hết sức chú ý khi thực hiện thêm mới dữ liệu.

3, Lời kết.

– Phần này chúng ta tạm dừng ở việc thêm dữ liệu thôi, phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về cách select dữ liệu trong Collection.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger Chat Zalo
Messenger Zalo