Điện thoại/ Zalo
0389934723
Bài 7: Đối tượng-Object trong nodejs
-Vẫn là câu nói quen thuộc “Giống như trong javascript ” thì trong đây mình cũng chỉ nói qua thôi nhé!, mà bạn nào muốn chắc nodejs thì nên tìm hiểu javascript trước nhé.
1. Đối tượng (Object) là gì ?
-Trong nodejs đối tượng là một khái niệm trừu tượng thể hiện cho một đối tượng cụ thể mà chúng ta có thể tự tạo một đối tượng theo ý của mình dựa vào yêu cầu của ứng dụng.
–Ví dụ: Chúng ta cần tạo ra một đối tượng chuyên xử lý vấn đề về quản lý sinh viên thì sẽ đặt tên là Students chẳng hạn.
2, Khởi tạo đối tượng.
Đấy là về mặt lý thuyết, còn về mặt thực hành thì để tạo một đối tượng bạn sẽ có hai cách sau.
Cách 1: Sử dụng từ khóa new Object().
Chú ý: Object phải viết hoa chữ “O”.
var Students = new Object();
Cách 2: Sử dụng từ khóa {}.
var Students = {};
3, Thuộc tính và phương thức trong đối tượng.
-Cũng giống như các ngôn ngữ khác, mỗi đối tượng sẽ có các phương thức, thuộc tính(do người lập trình tự đặt).
Thuộc tính.
-Thuộc tính là những đặc điểm (có thể hiểu nôm na là biến) cần lưu trữ trong đối tượng.
–Ví dụ: với đối tượng Sutends thì mình cần các thuộc tính như sau:
name
: Họ tên sinh viên.age
: Tuổi.class
: Lớp.pointavg
: Điểm trung bình.
-Đến lúc này chúng ta có 3 cách khai báo khác nhau:
(Trong đây mình có lôi một bạn tên Linh 16p vào nhé)
+Cách 1: Sử dụng new Object().
var Students = new Object();
Students.name = 'Nguyễn Khánh Linh';
Students.age = 16;
Students.class = 'Diễn viên';
Students.pointAvg = 10.0;
+Cách 2: Khai báo + thêm thuộc tính luôn.
var Students = {name: 'Nguyễn Khánh Linh', age: 16, class: 'Diễn viên', pointAvg: 10.0};
+Cách 3:Khai báo xong thêm thuộc tính vào sau.
var Students = {};
Students.name = 'Nguyễn Khánh Linh';
Students.age = 16;
Students.class = 'Diễn viên';
Students.pointAvg = 10.0;
Chú ý: Trong 3 cách trên thì các bạn khai báo cách nào cũng được, nhưng theo quan điểm cá nhân của mình thì nên chọn cách 2 vì nó ngắn ngọn và mạch lạc.
Phương thức
–Phương thức trong hướng đối của nodejs cũng có các tính chất như các ngôn ngữ khác, chúng ta có thể hiểm nôm na là hàm.
–Ví dụ: Tiếp tục với Object Students
ở phần trên chúng ta sẽ tạo thêm phương thức AddStudents()
bằng 3 cách như trên. Các bạn có thể làm thêm phương thức hiển thị thông tin sinh viên ShowStudents()
.
+Cách 1: Khởi tạo xong khai báo với new Object()
.
var Students = new Object();
Students.AddStudents = function (name, age, classs, pointAvg) {
this.name = name;
this.age = age;
this.class = classs;
this.pointAvg = pointAvg;
}
+Cách 2: Khai báo luôn trong khi khởi tạo.
var Students = {
AddStudents: function (name, age, classs, pointAvg) {
this.name = name;
this.age = age;
this.class = classs;
this.pointAvg = pointAvg;
}
};
+Cách 3: Khởi tạo xong mới khai báo ({}
).
var Students = {};
Students.AddStudents = function (name, age, classs, pointAvg) {
this.name = name;
this.age = age;
this.class = classs;
this.pointAvg = pointAvg;
}
*Chú ý: Trong 3 cách trên thì các bạn khai báo cách nào cũng được, nhưng theo quan điểm cá nhân của mình thì nên chọn cách 2 vì nó ngắn ngọn và mạch lạc.
4,Gọi thuộc tính và phương thức.
Gọi thuộc tính.
Cú pháp:
doituong.thuoctinh;
hoặc
doituong['thuoctinh'];
Ví dụ: Chúng ta sẽ gọi tên sinh viên ở ví dụ trên nhé: –Cách 1:
Students.name;
–Cách 2:
Students['name'];
Gọi phương thức.
Cú pháp:
doituong.phuongthuc;
Ví dụ: Gọi phương thức AddStudents()
ở ví dụ trên.
Students.AddStudents('Tài', 20, 'ABC', 2.0);
=>Chú thích: Ở trên mình đã gọi phương thức AddStudents()
và truyền luôn giá trị vào trong khi gọi phương thức đó (name =”Tài”, age=20,class=’ABC’,2.0).
5,Lời kết.
-Ở bài này mình đã hướng dẫn khái quát về đôi tượng trong nodejs rồi các bạn chú ý và ôn tập thêm vì sau này dùng rất nhiều. Bài sau mình sẽ hướng dẫn tiếp tục với object, nhưng sẽ nâng cao hơn 1 chút.