Trang chủ » Bài 19: Xử lý số học với module math trong Python

Bài 19: Xử lý số học với module math trong Python

Tác giả:
Đánh giá bài đăng
0
86

bài thứ 5, mình đã giới thiệu với mọi người về kiểu dữ liệu số (number) trong Python rồi, nhưng ở bài đó mình mới chỉ giới thiệu khá basic về nó. Bài này mình sẽ tổng hợp lại một số hàm xử lý số học trong Python cụ thể hơn thì chính là tìm hiểu về module math trong Python cho mọi người cùng tham khảo!

1, abs().

Hàm này có tác dụng trả về giá trị tuyệt đối của một số.

Lưu ý: Hàm này không nằm trong module math, nên các bạn không cần phải import modules math.

Cú pháp:

abs(number)

Trong đó, number là số mà các bạn muốn chuyển đổi.

VD:

number = -5
print(abs(number))
# Kết quả: 5

number = -19.6
print(abs(number))
# Kết quả: 19.6

2, fabs().

Hàm này có tác dụng trả về giá trị tuyệt đối của một số. Nhưng nó sẽ có khác với hàm abs() ở trên là hàm này sẽ chỉ chấp nhận chuyển đổi được kiểu số nguyên (integer) và số thực (float) trong khi hàm abs() chuyển đổi được cả complex number.

Cú pháp:

math.fabs(number)

Trong đó, number là số mà các bạn muốn chuyển đổi.

VD:

import math

number = -5
print(math.fabs(number))
# Kết quả: 5

number = -19.6
print(math.fabs(number))
# Kết quả: 19.6

3, ceil().

Hàm này có tác dụng chuyển đổi một số về dạng số nguyên của nó và số nguyên đó phải lớn hơn hoặc bằng số ban đầu. Nói một cách đơn giản thì hàm này có tác dụng làm tròn lên 1 số.

Cú pháp:

math.ceil(number)

Trong đó, number là số mà các bạn muốn chuyển đổi.

VD:

import math

number = 5.2
print(math.ceil(number))
# Kết quả: 6

number = 19.6
print(math.ceil(number))
# Kết quả: 20

number = -19.6
print(math.ceil(number))
# Kết quả: -19

4, exp().

Hàm này có tác dụng trả về kết quả ex, trong đó x là số mà các bạn cần tính.

VD:

import math

number = 5
print(math.exp(number))
# Kết quả: 148.4131591025766

5, floor().

Hàm này có tác dụng làm tròn một số về dạng số nguyên nhỏ hơn hoặc bằng số ban đầu. Nói cách khác thì là làm tròn xuống một số.

VD:

import math

number = 5.3
print(math.floor(number))
# Kết quả: 5

number = 19.6
print(math.floor(number))
# Kết quả: 19

number = -19.6
print(math.floor(number))
# Kết quả: -20

6, log().

Hàm này sẽ trả về kết quả logarithm x, với x là số cần chuyển và x > 0.

VD:

import math

number = 5.3
print(math.log(number))
# Kết quả: 1.667706820558076

number = 19.6
print(math.log(number))
# Kết quả: 2.975529566236472

7, log10().

Hàm này tương tự như hàm log(), nhưng là dạng logarithm cơ số 10.

VD:

import math

number = 5.3
print(math.log10(number))
# Kết quả: 0.724275869600789

number = 19.6
print(math.log10(number))
# Kết quả: 1.2922560713564761

8, max().

Hàm này có tác dụng trả về số lớn nhất trong các số được truyền vào.

Lưu ý: Hàm này không nằm trong module math, nên các bạn không cần phải import modules math.

VD:

x, y = 5, 9
print(max(x, y))
# Kết quả: 9

x, y, z = 5, 1, 3
print(max(x, y, z))
# Kết quả: 5

9, min().

Hàm này có tác dụng trả về số nhỏ nhất trong các số được truyền vào.

Lưu ý: Hàm này không nằm trong module math, nên các bạn không cần phải import modules math.

VD:

x, y = 5, 9
print(min(x, y))
# Kết quả: 5

x, y, z = 5, 1, 3
print(min(x, y, z))
# Kết quả: 1

10, modf().

Hàm này có tác dụng chuyển đổi một số về một tuple. Tuple này chứa phần thập phân và phần nguyên của số đó, lưu ý tất cả các giá trị trong tuple này đều ở dạng float

VD:

import math

x = 5.278
print(math.modf(x))
# Kết quả: (0.2779999999999996, 5.0)

x = -102.69874
print(math.modf(x))
# Kết quả: (-0.6987400000000008, -102.0)

11, pow().

Hàm này có tác dụng trả về kết quả của phép xy, với x là tham số thứ nhất, y là tham số thứ 2.

VD:

import math

x, y = 5, 2
print(math.pow(x, y))
# Kết quả: 25.0

x, y = 10, 5
print(math.pow(x, y))
# Kết quả: 100000.00

12, round().

Hàm này có tác dụng làm tròn số về dạng cần thiết.

Lưu ý: Hàm này không nằm trong module math, nên các bạn không cần phải import modules math.

Cú pháp:

math.round(number, count = 0)

Trong đó:

  • number là số mà các bạn cần làm tròn.
  • count là số mà các bạn muốn làm tròn sau dấu phẩy. Mặc định thì count = 0.

VD

x = 5.15742
print(round(x))
# Kết quả: 5

x = 10.677781
print(round(x, 2))
# Kết quả: 10.68

13, sqrt().

Hàm này có tác dụng trả về căn bậc 2 của một số, với điều kiện số đó phải lớn hơn 0.

VD:

import math

x = 9
print(math.sqrt(x))
# Kết quả: 3.0

x = 10.677781
print(math.sqrt(x))
# Kết quả: 3.267687408550579

14, acos().

Hàm này có tác dụng tính cosine của một số. Với điều kiện số đó phải nằm trong khoảng: -1<= x <=1.

VD:

import math

x = 1
print(math.acos(x))
# Kết quả: 0.0

x = 0.5
print(math.acos(x))
# Kết quả: 1.0471975511965979

15, cos().

Hàm này cũng trả về cosine của một số, nhưng số này được tính theo radian.

VD:

import math

x = 1
print(math.cos(x))
# Kết quả: 0.5403023058681398

x = 0.5
print(math.cos(x))
# Kết quả: 0.8775825618903728

16, asin().

Hàm này có tác dụng trả về sine của một số. Với điều kiện số đó phải nằm trong khoảng: -1<= x <=1.

VD:

import math

x = 1
print(math.asin(x))
# Kết quả: 1.5707963267948966

x = 0.5
print(math.asin(x))
# Kết quả: 0.5235987755982989

17, sin().

Hàm này cũng trả về sine của một số, nhưng số này được tính theo radian.

VD:

import math

x = 1
print(math.sin(x))
# Kết quả: 0.8414709848078965

x = 0.5
print(math.sin(x))
# Kết quả: 0.479425538604203

18, atan() – tan().

Tương tự như với asin() – sin()acos()cos() ta cũng có atan()tan() với chức năng là tính tangent của một số. 

VD:

import math

x = 1
print(math.atan(x))
# Kết quả: 0.7853981633974483

print(math.tan(x))
# Kết quả: 1.5574077246549023

19, radians().

Hàm này có tác dụng chuyển đổi từ độ sang radians.

VD:

import math

x = 1
print(math.radians(x))
# Kết quả: 0.017453292519943295

x = 90
print(math.radians(x))
# Kết quả: 1.5707963267948966

20, Lời kết.

Ngoài ra thì vẫn còn rất nhiều các hàm khác, do ít được sử dụng nên mình không đưa vào đây. Nếu cảm thấy cần, các bạn có thể comment yêu cầu mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger Chat Zalo
Messenger Zalo