Trang chủ » Bài 6: Tạo và xóa collection trong MongoDB

Bài 6: Tạo và xóa collection trong MongoDB

Tác giả:
Đánh giá bài đăng
0
201

Các phần trước mình đã hướng dẫn mọi người tạo và xóa 1 database trong MongoDB rồi. Sau khi mọi người đã biết cách tương tác với database rồi, thì bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các thêm mới một collection trong MongoDB.

1, Tạo collection trong MongoDB.

-Nếu như trong các hệ quản trị cơ sở RDBMS trước đây có các table để lưu trữ dữ liệu, thì trong MongoDB chúng được thay thế với một khái niệm hoàn toàn mới là các Collection.

Để tạo collection trong MongoDB mọi người sử dụng cú pháp:

db.createCollection(collectionName, option)

Trong đó:

  • collectionName là tên của collection các bạn muốn tạo.
  • option là một đối tượng chứa các tùy chọn riêng cho collection. Các tùy chọn bao gồm:
    • capped – đây là thông số cấu hình hành động sẽ xảy ra khi collection vượt quá dung lượng cho phép (thông số size). Nếu capped: true thì khi dung lượng quá hạn mức cho phép nó sẽ ghi đè các dữ liệu cũ nhất.
    • autoIndexId – đây là thông số cấu hình xem có đánh chỉ mục cho trường _id không. Nếu autoIndexId: true thì sẽ đánh chỉ mục cho trường _id (Phiên bản 3.4 tùy chọn này sẽ bị xóa).
    • size – Xác định kích cỡ tối ta collection có thể chứa (đơn vị byte).
    • max – Xác định số tài liệu tối ta mà một capped collection có thể chứa.
    • storageEngine – Cấu hình storageEngine cho collection
    • validator – cấu hình định dạng cho dữ liệu cảu các trường (xem thêm)
    • validationLevel – xác định độ nghiêm ngặt của validator ở trên. Giá trị có thể là:
      • “off” – không validator khi insert hoặc update.
      • “strict” – Đây là giá trị mặc định. Thiết lập validator với mọi câu lệnh insert và update.
      • “moderate” – thiết lập validator cho các rule được liệt kê ở validator, nhếu trường nào không có thì nó sẽ không áp dụng.
    • validationAction – thiết lập trạng thái khi dữ liệu không khớp với validator. Giá trị có thể điền vào là “error” hoặc “warn”.
    • indexOptionDefaults
    • viewOn
    • pipeline
    • collation

Lưu ý: Để có thể thực hiện được lệnh này thì chúng ta cần khải khai báo sử dụng database. 

VD1: Tạo một collection có tên là users.

MongoDB Enterprise > use to
switched to db toidicodedb
MongoDB Enterprise > db.cre
{ "ok" : 1 }
MongoDB Enterprise >

VD2: Tạo một collection có tên là admin, và đồng thời validator dữ liệu cho collection.

MongoDB Enterprise > db.createCollection("admin",{validator:{$or:[{name: {$type:
 "string" }},{password: {$type: "string"}},{email: { $regex: "/@gmail.com"}}]}}
)
{ "ok" : 1 }
MongoDB Enterprise >

Trong đoạn trên mình đã ràng buộc dữ liệu cho trường name và password có kiểu dữ liệu là string, email bắt buộc phải có đuôi là @gmail.com

2, Xóa collection trong MongoDB.

-Để xóa một collection trong MongoDB chúng ta sử dụng cú pháp:

db.collectionName.drop()

VD: Xóa collection user.

MongoDB Enterprise > db.users.drop()
true
MongoDB Enterprise >

3, Xem danh sách các collection có trong database.

-Để xem danh sách các collection đang có trong database chúng ta sử dụng cú pháp:

show collections

VD: xem danh sách các collection có trong database toidicodedb.

switched to db toidicodedb
MongoDB Enterprise > show collections
admin
MongoDB Enterprise >

show collections

Hình minh họa

4, Lời kết.

-Nếu như ứng dụng của bạn không cần quá tối ưu, thì bạn hoàn toàn có thể không cần cấu hình option cho collection.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger Chat Zalo
Messenger Zalo